Trẻ Thiếu Tự Tin

 Trẻ thiếu tự tin thường sẽ có nhiều chướng ngại về mặt tâm lý. Chúng hay sợ sệt, tự ti, nhạy cảm, khiếm khuyết về tính cách. Thế nhưng một điều lại rất phi lý - nguyên nhân khiến trẻ thiếu tự tin lại thường do cha mẹ gây nên. Lời nói của cha mẹ chính là nguyên nhân sâu xa, trực tiếp đánh vào tâm lý trẻ làm cho trẻ thiếu tự tin. 

" Sao con chậm hiểu thế? Dạy bao lần mà vẫn không biết làm"

" Nhìn con ông A kia kìa, bạn học giỏi thế, sao con kém thông minh vậy ?"

" Phiền quá! Con im lặng được không"


Hãy lưu ý rằng: Lời nói thô bạo của cha mẹ còn gây tổn thương nặng nề gấp nhiều lần hơn là đánh trẻ. Rất rất nhiều bậc cha mẹ thường hay nói với con trẻ những câu như thế này. Đôi khi ta thường không nghĩ đến lời nói để lại hậu quả nặng nề, gây tổn thương cho trẻ đến nhường nào. Cha mẹ là người mà mọi đứa trẻ tin tưởng, con cái sẽ tiếp nhận tất cả thông tin từ phía ba mẹ một cách vô điều kiện, bao gồm cả mặt tiêu cực. Cha mẹ nếu thường xuyên dùng những lời lẽ thô bạo, hay cử chỉ chưa đúng mực lâu ngày sẽ khiến trẻ tự phát sinh ra sự nghi ngờ khả năng và giá trị của bản thân. Lâu dần trẻ sẽ không còn tự tin nữa, giống như một con chim non bị hoảng sợ, bồn chồn và trở nên vô cùng tự ti.

Thiếu tự tin gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ. Tâm lý thiếu tự tin sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Nguy hiểm hơn nữa nó sẽ gây bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ và tác động đến tương lai của trẻ. Trẻ em nên có một tuổi thơ tràn ngập sự hạnh phúc, ấm áp tình thương. Một khi đã có tâm lý tự ti thì trẻ sẽ thường buồn rầu, chán nản, ghen ghét mọi thứ, không dám tiếp xúc với người khác, sợ hãi bạn bè hay thậm chí hình thành lối sống tiêu cực

Những đứa trẻ thiếu tự ti sẽ luôn cho mình là người tồi tệ nhất: ngoại hình xấu, ăn mặc không đẹp, học không giỏi, nhà không giàu,... Chúng thích thu mình lại, không dám tiếp xúc với mọi người hay sự việc bởi trẻ sẽ lo lắng sợ mình sẽ bị chê bai, cười nhạo. 

Khi lớn lên, trẻ thiếu tự ti  sẽ không dám một mình đối diện với cuộc sống, không dám ngẩng cao đầu. Vì thế mà trẻ hay bị chùn bước, bỏ cuộc và không dám nắm bắt cơ hội để đạt được thành công. Trẻ sẽ luôn giữ cái tôi của mình, chúng luôn dè chừng và buồn khổ. 

Các bậc phụ huynh không thể xem nhẹ tâm lý tự ti của trẻ, làm cha mẹ ai cũng đều mong muốn con mình sống tốt, từng bước đi đều thành công, vì chỉ muốn con ngày càng giỏi giang và trưởng thành hơn. Cha mẹ là người đồng hành và cũng là người thầy tốt nhất của con trẻ. Trong quá trình trưởng thành trẻ sẽ gặp phải vô vàn vấn đề, điều này không có gì đáng sợ cả, cha mẹ phải là người đầu tiên dẫn dắt con. Cha mẹ nên học cách bình tĩnh lại, nghiêm túc phân tích, giúp con trẻ bước qua từng thử thách khó khăn trong quá trình trưởng thành. Hãy dùng tình yêu thương, sự kiên nhẫn và sự thấu hiểu để xây dựng cho trẻ một ngày mai tươi đẹp. 

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bắt Nạt Trực Tuyến

Mạng Xã Hội Có Ảnh Hưởng Xấu Đến Sức Khỏe Tâm Thần Của Giới Trẻ Hiện Nay ?

Tại Sao Ăn Chay Lại Đang Trở Thành Một Xu Hướng ?